Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2016

HÁN THI NHẬT BẢN



Sato Toshiyuki- Giáo sư Đại học Hiroshima
1.      Mở đầu
Ở Nhật Bản, do sử dụng nguyên dạng văn tự được du nhập từ Trung Quốc để ghi tiếng
Nhật nên không có hệ thống chữ viết riêng. Tuy nhiên, cùng với việc sáng tạo ra chữ kana
trên nền tảng Hán tự, người Nhật đã tạo ra nhiều chữ Kanji, vốn không có trong hệ thống chữ Hán của Trung Quốc, gọi là chữ “quốc ngữ”.
Người ta thường cho rằng số lượng chữ quốc ngữ là 400 hoặc 500 chữ. Những chữ Kanji
dưới đây là do người Nhật tạo ra, nên dĩ nhiên là chỉ có cách đọc theo âm kun mà không có
cách đọc theo âm on.
(touge- đèo)  (nagi- lặng gió)  (hatake- ruộng nương)  (ngã tư đường)  (gió lạnh cuối thu)   (hataraku- lao động)  (いわし)(iwashi- cá iwashi)   (tara- cá tara)  (かずのこ)(kazunoko- cá kazu con)
2.      Chữ Kanji do người Nhật tạo ra (quốc ngữ)
Chỉ có chữ hataraku được giới thiệu trên đây có cách đọc theo âm ondou, nhưng cũng
là cách đọc hiếm khi sử dụng. Mới đây, tôi được biết rằng những chữ quốc ngữ như thế này
cũng được sử dụng ở Trung Quốc và cũng có hiện tượng thêm cách đọc âm on cho những chữ Kanji vốn không có cách đọc này.
Cách gọi là “quốc ngữ” đã được Arai Hakuseki (1657- 1725) sử dụng. Có thể tìm thấy cách
dùng từ “quốc ngữ” trong sách “Đồng văn thông khảo” tập 4 của Hakuseki như trong đoạn văn sau:
Văn tự của nước Nhật được sử dụng trong thời Kotoku (650- 665), với bộ sách do Nho sĩ và quan lại soạn theo sắc lệnh, có tựa là “Văn tự mới”, gồm 44 quyển. Sách này không rõ vì sao đã bị mất. Loại chữ này được sử dụng rộng rãi trong dân chúng nhưng có một số người Hán không dùng. Tạm gọi là quốc ngữ. Giới Nho sĩ đương thời hầu như đều biết chung
chung nhưng không phân tích thấu đáo. Hiện nay, xác định cách gọi là quốc ngữ.
Người Nhật không chỉ tạo ra loại chữ Kanji riêng dựa trên cơ sở chữ Hán, mà còn tiếp
nhận một trong những thể loại văn học có hình thức diễn đạt kiểu Trung Quốc là “Hán thi” và sáng tác nhiều “Hán thi Nhật Bản” mang phong cách riêng của người Nhật. Ở đây, tôi xin
giới thiệu một số bài Hán thi của Masaoka Shiki, thuộc dòng Hán thi thời Minh Trị.
3.      Hán thi Nhật Bản (Hán thi của Masaoka Shiki)
Masaoka Shiki sinh năm Khánh Ứng 3 (1867) tại Matsuyama thuộc tỉnh Ehime. Tên thật là Tsunenori, hồi nhỏ được gọi là Tokoro no Suke, hay Noboru. Ông học Hán thi từ ông ngoại là Ohara Kanzan trong thời gian học tiểu học, vào năm Minh Trị 13 (1880) thì lên học trường Trung học Matsuyama. Năm Meiji 16 ông học xong trung học ở Matsuyama và lên Tokyo, năm sau vào học dự bị đại học, trở nên quan tâm sâu sắc về văn học và triết học, bắt đầu sáng tác thơ và haiku. Ông gặp gỡ Natsume Soseki cũng trong thời gian này.
Năm Minh Trị 23 (1890) ông vào học tại Khoa Quốc văn, Trường Đại học Tokyo. Từ tháng 6 năm Minh Trị 25 ông liên tục đăng bài “Chuyện về thơ haiku ở thư phòng bề bộn kinh điển” trên tạp chí “Nhật Bản”. Ông trượt kỳ thi ở trường đại học trong năm đó và bỏ học, vào làm ở tạp chí “Nhật Bản” từ tháng 12. Từ năm đó trở đi, ông sáng tác rất nhiều thơ haiku.
Năm Minh Trị 28, ông trở thành nhà báo quân đội trong chiến tranh Nhật- Thanh, trên đường trở về bị thổ huyết, rồi lâm bệnh nặng trong một thời gian dài. Tháng 2 năm Minh Trị 31 ông công bố Sách đọc thơ, bắt tay vào việc cách tân thơ tanka. Ông phủ nhận Cổ kim tập (Kokinshu), đề cao Vạn diệp tập và nhà thơ Minamono Sanetomo, thành lập hội tanka Negishi. Ông phát động cách tân ngôn ngữ dùng trong thơ haiku, tanka, đề xướng lối viết tả thực.
Trong thời gian bị thoái hóa cột sống, ông đã viết trên giường bệnh những tác phẩm như Một giọt mực, Giường bệnh sáu thước, Chuyện nằm bệnh.
Ngày 19 tháng 9 năm Minh Trị 35 (1902), ông từ trần ở tuổi 36, để lại 3 bài thơ tuyệt bút.
 Bài thơ dưới đây là bài Hán thi đầu tiên của Shiki
聞子規(子規を聞く)
  一声孤月下  一声(ひとこえ) 孤月(こづき)の下
  啼血不堪聞  啼血(なち) 聞くに(かん)へず
  夜半空欹枕  夜半(やはん) しく枕を
  古郷万里雲  古郷(ふるさと) 万里の雲
Nghe tiếng chim tử quy
Dưới vầng trăng cô độc
Tiếng chim kêu thống thiết
Nghe vọng giữa đêm thâu
Vạn trùng mây quê cũ
Trong phần tự ghi chú ông có viết rằng “thơ của tôi được sáng tác bắt đầu từ bài này”, vậy đây là tác phẩm đầu tay của Shiki. Theo tư liệu được trình bày dưới đây, Shiki đã viết bài thơ này năm 12 tuổi.
Thác lời vào ngọn bút (năm Minh Trị 21)
Không hiểu sao từ thuở nhỏ tôi đã tỏ ra rất thích thơ. Khoảng 8- 9 tuổi tôi được tiếp cận Hán văn qua ông ngoại Kanzan. Dạo đó có một chuyện như thế này. Một buổi sáng nọ khi bước lên hiên nhà tôi nhìn thấy một nhóm 2, 3 học trò đang xếp bàn ghế, có một người cầm quyển vở bên trong có chữ viết bằng mực đen xen lẫn chữ viết bằng mực đỏ. Khi hỏi quyển
đó là cái gì thì người này trả lời rằng đó là thơ. Tôi hoàn toàn chưa chưa biết chữ viết bằng mực đỏ là thế nào, mà cũng không hiểu thơ là gì, chỉ biết rằng những con chữ được viết bằng mực đen và mực đỏ tương phản với nhau trông rất đẹp mắt. Và tôi mong mình lớn nhanh để làm thơ.
Sau đó không bao lâu thì ông tôi mất, và tôi chuyển sang học Hán văn với thầy Tsuchiya Yasuaki, rồi học cách làm thơ, tiếp cận với những sách vở dễ hiểu dành cho trẻ em, học về luật bằng trắc trong thơ vào mùa hè năm Minh Trị 11. Và mỗi ngày tôi làm một bài thơ ngũ ngôn tuyệt cú nhờ thầy xem.
Sinh thời, Shiki đã sáng tác khoảng 20.000 bài Hán thi. Dưới đây tôi xin giới thiệu 2 bài là Tiễn Natsume Soseki đi IyoĐảo Itsukushima.
Bài thơ được sáng tác khi tiễn bạn của Shiki là Natsume Soseki làm giáo viên, đi nhận công
tác ở Matsuyama là bài dưới đây:
送夏目漱石之伊豫(夏目漱石の伊豫に之くを送る)
  去矣三千里  けよ 三千里
  送君生暮寒  君を送れば 暮寒生(くれかんしょう)
  空中懸大嶽  空中に大嶽(おおたけ)かり
  海末起長瀾  海末(うみすえ)起こる
  僻地交遊少  僻地(へきち) 交遊(こうゆう)
  狡児教化難  狡児(ずるじ) 教化からん
  清明期再会  清明(せいめい) 再会を()
  莫後晩花残  晩花(ばんばな)はるるにるることかれ
Tiễn Natsume Soseki đi Iyo
Tiễn người đi xa ba vạn dặm
Trong tiết trời lạnh lẽo cuối đông
Núi sừng sững giữa trời
Sóng trải dài cuối bể
Chốn xa xôi ít chuyện giao du
Trẻ ngỗ ngược khó bề dạy bảo
Mong gặp lại vào dịp thanh minh
Đừng đến muộn kẻo hoa đêm tàn
Bài thơ này sử dụng điển cố về việc tiêu dao trong sách Trang tử để nói về tâm tình dành cho Soseki trước hoàn cảnh đi nhận công tác ở Iyo.
Soseki đã có bài thơ họa lại bài thơ này, dùng các chữ có vần ở cuối câu như “hàn”, “lan”, “nan”, “tàn” đã được Shiki dùng trong bài thơ trên.
無題
  海南千里遠  海南 千里遠く
  欲別暮天寒  別れんと(ほっ)して 暮天
  鉄笛吹紅雪   紅雪(べにゆき)()
  火輪沸紫瀾  火輪(ひわ) 紫瀾(むらさきらん)かす
  為君憂国易  君の為に国を(うれ)ふるは
  作客到家難  客とりて家に到るは
  三十巽還坎    三十 にして
  功名夢半残  功名(こうみょう) 夢
Vô đề
Biển nam xa ngàn dặm
Chia tay lúc cuối đông
Tiếng sáo thổi tuyết hồng
Ánh tà dương nhuộm sóng
Dễ làm vua yêu nước
Khó làm khách gửi thân
Ba mươi tập chưa đủ
Công danh giấc mộng tàn
 Bài thơ tiếp theo là bài vịnh đảo Itsukushima trù phú.
    厳嶋(いわきしま)
  海中起宮殿  海中に 宮殿(きゅうでん)起こる
  非是蜃気楼  蜃気楼(しんきろう)(あら)
  名曰厳嶋社  ()づけて厳嶋社(いわきしましゃ)(いわく)
  遠矣所来由  (とお)きかな 来由(らいゆ)する(ところ)
  毛公曾用武  毛公(けこう) ()(よう)
  一挙復君讎  一挙(いっきょ) (きみ)(ふく)
  特筆記義戦  特筆(とくひつ)して 義戦(ぎせん)すも
  寂莫三百秋  寂莫(じゃくばく)たり 三百秋(さんびゃくあき)
  借問人不知  借問(しゃもん)するも 人は知らず
  往事何処求  往事(おうじ) れの処にか(もと)めん
  城塞皆已非  城塞(じょうさい) 皆已(みない)きも
  山高海長流  山は高く 海はへに流る
Itsukushima
Giữa trùng khơi nguy nga cung điện
Phải chăng ảo ảnh giữa đại dương
Ấy là đền Itsukushima danh tiếng
Nơi vùng đất văn hiến xa xăm
Mao Công ngày trước dùng vũ lực
Từng ra tay báo thù cho vua
Gây cuộc chiến tranh vì nghĩa lớn
Đã ba trăm mùa thu tĩnh mịch
Hỏi thăm không ai biết
Chuyện cũ tìm nơi đâu
Thành cũ không còn ai
Núi cao biển trải dài
Hai câu cuối “Thành cũ không còn ai/ Núi cao biển trải dài” sử dụng điển cố từ bài thơ Xuân vọng của Đỗ Phủ- nhà thơ thời Thịnh Đường.
国破山河在  国破(くにやぶ)れて 山河在(さんがあ)
  城春草木深  城春(しろはる)にして 草木深(くさきふか)
Quốc phá sơn hà tại
Thành xuân thảo mộc thâm
(Mất nước, còn sông núi
Thành xuân rậm cỏ cây)
Như vậy, giới văn nhân thời Minh Trị sáng tác Hán thi như một thể loại thơ ca, cùng với wakahaiku. Thời Edo cũng có nhiểu nhà thơ nổi tiếng với thể loại Hán thi như Rai Sanyo, Kan Chazan..v.v.. đã sáng tác nhiều bài thơ hay.
4.      Kết luận
Trong hoàn cảnh giao lưu đa văn hóa phát triển, chúng ta không thể bỏ qua tính quan trọng của việc tìm hiểu sự khác biệt văn hóa. Việt Nam vốn là một đất nước thuộc vùng văn hóa chữ Hán, cùng sử dụng Hán tự như các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Tuy nhiên, các nước Đông Á đều có nền văn hóa riêng, thế giới quan và tư tưởng cũng khác biệt. Ngài La Điền Quảng, tổng lãnh sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa làm việc ở Tổng lãnh sự quán Osaka - đã qua đời năm ngoái- đã nói rằng Nhật Bản và Trung Quốc khác nhau, nên trước hết nhân dân hai nước cần phải hiểu rõ những điểm khác nhau đó. Hơn nữa, ông Ohira Masayoshi từng giữ chức Thủ tướng (đương thời là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao), đã dùng chữ “tính nguy hiểm của sự giống nhau” để nói về quan hệ Nhật – Trung. Nếu quá nhấn mạnh chuyện giống nhau thì sẽ bị phản tác dụng, không tốt cho giao lưu quốc tế. Để xây dựng một xã hội chung sống đa văn hóa thì không chỉ cần tìm kiếm những điểm chung để đồng cảm mà trước hết còn phải tìm hiểu sự khác biệt về văn hóa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét